Image

26/02/2019

Mẹ và bé

Bật mí mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Hiện nay, có rất nhiều mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh, giúp trẻ giảm thiệu bệnh lý thường gặp này. Chúng ta cùng tham khảo qua bài viết ngay nhé.

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

1. Dùng nước cháo pha sữa

Nhiều mẹ cho rằng dùng nước cháo pha sữa sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong sữa là không đúng. Chỉ cho sữa vào nấu cháo, hoặc dùng nước cháo quá nóng để pha sữa mới làm mất các chất dinh dưỡng trong sữa.

Với những bé lười ăn cháo, bột, mẹ có thể dùng nước cháo pha sữa để cung cấp thèm chất bột. Bé lười ăn sữa có thể trộn sữa bột vào bát bột/ cháo đã nguội ẫm và cho bé ăn ngay. Bé hay nôn trớ dùng nước cháo pha sữa sẽ giảm nôn trớ, bé táo bón dùng nước cháo pha sữa cũng đỡ táo bón. Khi pha sữa bằng nước cháo vẫn pha theo tỉ lệ bình thường.

2. Dùng gừng tươi

Gừng tươi là mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Đây chính là mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian. Cách thực hiện như sau:

- Cả bố và mẹ cùng ngậm một lát gừng tươi.

- Sau đó, bố hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng hoặc rốn của bé. Còn mẹ thì hà hơi vào vừng lưng và gáy của bé. 

- Phương pháp này cha mẹ cần làm 36 cái và mỗi ngày cần thực hiện 3 lần trong 03 ngày liên tục. Chắc chắn phương pháp này sẽ có hiệu quả giúp bé chữa nôn trớ nhanh nhất.

3. Cho bé bú đúng tư thế

Cho trẻ bú đúng tư thế cũng là một trong những mẹo trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Tư thế đúng khi cho trẻ bú là nâng đầu của bé cao hơn so với dạ dày. Lúc này thì sữa do trẻ bú sẽ đi thẳng xuống dạ dày còn khí thừa sẽ dễ dàng thoát ra, tạo thành hiện tượng ợ hơi ở trẻ.

Nếu trẻ bú bình thì mẹ cần nâng bình sữa của bé hơi dốc xuống để hạn chế lượng không khí bé hít khi uống sữa.

4. Vuốt lưng cho bé

Khi trẻ đã bú xong, mẹ có thể kết hợp vuốt lưng của trẻ một cách nhẹ nhàng từ trên xuống. Động tác này mẹ cần làm thường xuyên để bé dễ tiêu hóa hơn. Khi thực hiện động tác này, mẹ nên ngồi trên ghế sao cho thoải mái nhất và tay mẹ nên đặt dựa vào thành ghế để có động lực đỡ bé. Một tay mẹ bế bé còn một tay thì mẹ nên giữ đầu hoặc cổ của bé.

5. Thay bình sữa cho bé

Nếu bé của bạn bú sữa bình thì bạn có thể cho bé sử dụng bình loại có thiết kế van thông khí độc lập để có thể điều tượng được lượng không khí từ bên ngoài truyền vào trong bình. Ngoài ra, van thông khí độc lập còn giúp mẹ kiểm soát được lượng sữa bé bú. Đây chính là cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả đối với trẻ đang tập bú sữa bình.

6. Cho trẻ đi đại tiện

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và mẹ nên cho bé bú đúng cách

Khi bị viêm dạ dày - ruột do virus Rota, giai đoạn đầu, trẻ bị nôn, nên việc bổ sung chất lỏng tương đối khó khăn. Đầu tiên, cha mẹ cố gắng giữ cho trẻ ở trạng thái yên lặng, vì như vậy có thể giảm thiểu số lần nôn ở trẻ.

Khiến trẻ đại tiện cũng là một cách hữu hiệu để làm giảm nôn trớ. Có thể thải bớt độc tố trong ruột và dạ dày sớm chừng nào, có lợi cho việc hồi phục của trẻ sớm chừng đó.

Viêm dạ dày - ruột do virus Rota thường xảy ra vào mùa thu đông, với độ tuổi dễ mắc bệnh là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, rất hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi.

Sau khi trẻ đi ngoài, phải lấy mẫu phân của trẻ cho vào lọ nhựa sạch hoặc màng bọc thực phẩm, sau đó đem đến bệnh viện xét nghiệm trong vòng 2 tiếng.

Viêm dạ dày ruột do virus Rota thường kéo dài từ 5 - 7 ngày, trong đó nguy cơ lớn nhất là mất nước nên quan trọng nhất là dự phòng và điều trị chứng mất nước ở trẻ. Bổ sung Probiotic, sử dụng sữa công thức không chứa Lactose, bệnh sẽ tự khỏi trong 5-7 ngày.

Nguyên nhân thường gặp của nôn trớ

Nguyên nhân gây nên hiện tượng nôn ói rất phức tạp nhưng thường tập trung vào các nguyên nhân sau đây:

- Trẻ sơ sinh và trẻ ít tháng tuổi bú nhiều sữa: Do dạ dày ở vị trí bình thường, hệ co thắt của dạ dày chưa phát triển hoàn thiện mà cơ thắt ở phần trên lại phát triển tương đối tốt, nên khi cho trẻ bú xong, phần sữa chảy đầy hai lỗ gây ra tình trạng dư thừa sữa. Cũng có lúc, do sự thay đổi vị trí hoặc thay tã lót ngay sau khi bú cũng gây nên tình trạng trên.

Mẹo chữa nôn trớ ở tré sơ sinh và nguyên nhân nôn trớ

- Cho ăn không đúng cách: Do cho trẻ ăn quá nhiều với số lượng lớn và nhanh; đầu núm vú của bình sữa quá to, tốc độ chảy mạnh hoặc trẻ hít thở nhiều khí khi bú cũng gây ra nôn.

- Bệnh truyền nhiễm: Rất thường gặp là bệnh lây nhiễm đường hô hấp trên, viêm khí quản chính, viêm phổi, viêm dạ dày hoặc lây nhiễm hệ tiết niệu.

- Dị hình đường tiêu hoá như: Thực quản đóng, dạ dày cong, ruột non đóng kín và kết tràng to bẩm sinh.

- Các chứng đau bụng cấp ngoại khoa như tắc ruột, viêm màng bụng.

- Các bệnh từ hệ trung khu thần kinh như viêm màng não, u não...

- Phản ứng phụ của thuốc: dùng Eritromixin,...

Trớ là một trong những triệu chứng thường gặp của giai đoạn sơ sinh, có thể do đặc điểm giải phẫu sinh lý hoặc do nuôi dưỡng không phù hợp gây ra, đồng thời có thể là triệu chứng chủ yếu của nhiều bệnh và dị tật đường tiêu hóa bẩm sinh. Nếu không được xử lý phù hợp thì trớ sẽ dễ bị lọt vào đường khí quản, gây ngạt thở cho bé hoặc gây viêm phổi có tính hít vào. 

Nôn trớ nếu diễn ra trong thời gian dài có thể làm bé mệt mỏi, biếng ăn từ đó dễ bị thiếu chất và suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển của bé trong tương lai nên mẹ không nên lơ là và ỷ y khi bé bị nôn trớ. Nếu đã thực hiện các mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà bé vẫn không hết lại còn kèm theo đờm thì mẹ nên cho bé khám tai mũi họng để chữa trị kịp thời mẹ nhé!

Ngoài ra các bà mẹ nên tìm hiểu thềm về các cách chữa nôn trớ cho bé khi có kèm theo đờm tại link https://goo.gl/qPU79Z

Bài viết liên quan

Bật mí mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức