26/02/2019
Mẹ Nuôi Bé
Nguồn sữa mát cho bé chậm phát triển
Trẻ chậm phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nếu được chăm sóc kỹ con vẫn có thể phát triển khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khát. Có nhiều phụ huynh tin rằng sữa mát cho bé sẽ là giải pháp cho trẻ trong giai đoạn đầu chậm phát triển.
Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên phụ huynh nên tìm hiểu về những đặc điểm của trẻ chậm phát triển qua những thông tin dưới đây nhé!
1. Thước đo sự phát triển về chiều cao, cân nặng, vòng đầu ở trẻ
- Chiều cao ở trẻ:
Khi mới ra đời, trẻ cao từ 48 - 50cm, trẻ trai thường cao hơn trẻ gái. Sau đó trẻ phát triển rất nhanh trong năm đầu, cao nhanh nhất là 3 tháng đầu tiên. Dưới đây là số đo dành cho những trẻ phát triển bình thường:
+ Quý 1: Mỗi tháng tăng thêm khoảng 3,5cm.
+ Quý 2: Mỗi tháng tăng thêm khoảng 2cm.
+ Quý 3: Mỗi tháng tăng thêm khoảng 1,5cm.
+ Quý 4: Mỗi tháng tăng thêm khoảng 1,0cm.
Như vậy đến hết năm đầu tiên trẻ tăng thêm 23 - 25cm, tức là tăng cao gấp rưỡi lúc trẻ mới sinh. Với các bé trên 1 tuổi, chiều cao của bé sẽ phát triển chậm hơn. Năm thứ hai, trẻ tăng khoảng 10- 12cm. Năm thứ ba trẻ cao thêm khoảng 8-10cm. Từ năm thứ tư đến năm thứ 6, trẻ tăng trung bình 5-7cm mỗi năm.
- Cân nặng của bé:
Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng là 3000 - 3200g, bé trai thường nặng hơn bé gái, con rạ thường nặng hơn con so.
Mấy ngày đầu sau sinh, một số trẻ có thể có hiện tượng sụt cân sinh lý, đến khoảng ngày thứ 8-10 trẻ hồi phục lại rồi tăng cân dần. Trẻ tăng cân rất nhanh trong năm đầu. Trong 3 tháng đầu, trẻ tăng trung bình mỗi tháng 600g - 800g. Ba tháng tiếp theo tăng trung bình mỗi tháng khoảng 500-600g.
Khi được 6 tháng trẻ thường có cân nặng gấp đôi lúc sinh. Sáu tháng tiếp theo trẻ tăng cân trung bình khoảng 300-400g/tháng. Như vậy khi tròn 1 tuổi, trẻ thường có cân nặng trung bình khoảng 8,5-9,5kg. Bé gái có thể nhẹ cân hơn một chút. Từ năm thứ hai trở đi mỗi năm trẻ tăng trung bình khoảng 1,5-2kg.
Nếu trẻ không đáp ứng đủ những chỉ số trên, sẽ được coi là chậm phát triển. Về phần cân nặng và chiều cao, phụ huynh có thể cải thiện cho con bằng một số sản phẩm dành cho trẻ chậm phát triển của Vinamilk.
- Sự phát triển xương sọ ở bé:
Khi mới sinh, trẻ có hai thóp: thóp trước và thóp sau. Thóp trước lớn, kích thước dao động rộng từ 1,8 x 2cm đến 2,8 x 3cm. Thóp sẽ liền dần cho đến khi trẻ được 13 tháng, chậm nhất là 18 tháng, thóp sau nhỏ hơn sẽ kín trong 3 tháng đầu.
2. Bé chậm biết lẫy, biết bò, đứng vịn, hoặc chậm biết đi
- Nếu con bạn ở trong trường hợp này, bạn đừng nên quá lo lắng. Bạn cần nhớ những mốc phát triển chúng tôi nêu trên đây là mốc chung. Trên thực tế, sự phát triển giữa các bé khác nhau sẽ có kết quả khác nhau. Sự chênh lệch một vài tháng là không đáng kể trừ một số trường hợp trẻ có bệnh lý thực sự.
- Nếu bé chậm biết lẫy hoặc chậm biết bò, ngồi... bạn nên xem lại một số vấn đề sau: Đệm nằm của bé có quá mềm không? Gối của bé có quá trũng đến mức bé khó nhấc đầu lên không? Bé có bụ bẫm hơn so với tuổi không? Bé đã biết ngóc đầu chưa? Bé có giữ vững được đầu không? Bé có bị còi xương hoặc suy dinh dưỡng không? Bạn có kiêng cữ quá mức đến nỗi không cho bé ra tắm nắng hoặc không ra ngoài trời không?... Nếu không tìm ra, bạn nên chờ đợi thêm một thời gian, có thể vì bé nhát quá nên chưa dám tập lẫy, ngồi, bò... cũng có thể bé ở trong nhóm bé trốn lẫy, trốn bò.
- Với bé chậm biết đứng vịn hoặc chậm biết đi: Bé được tính là chậm khi sau một tuổi mà bé vẫn chưa biết đứng vịn hoặc sau 18 tháng mà bé chưa biết đi. Lúc này, bạn cần đặt câu hỏi về các vấn đề bệnh lý thực thể như: bé có bị còi xương, suy dinh dưỡng không? Bé có bị nhược cơ không? Bé có vấn đề gì về thần kinh không?... Nếu bác sĩ khám không thấy có vấn đề gì thì có thể chỉ đơn giản là bé nhút nhát, hoặc có thể bé gặp phải một trải nghiệm khiến bé sợ (bị ngã bẩn hoặc ngã đau). Đôi khi bé biết rằng mình bờ sẽ nhanh hơn đi.
Nếu con bạn có sự phát triển chênh lệch sớm hoặc muộn vài tháng so với các bé khác về các kỹ năng như lẫy, bò, đứng vịn, chậm biết đi thì bạn không cần phải quá lo lắng, trừ trường hợp trẻ có bệnh lý thực sự.
Nếu bé không có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây để tập cho bé đi:
- Tạo cho bé thật nhiều cơ hội cầm một tay hoặc hai tay bạn để đi.
- Khuyến khích bé bám vào đồ đạc chắc chắn trong nhà để đi men.
- Khen ngợi những cố gắng của bé: Vịn đồ đạc, tự đứng một mình và đi chập chững.
- Khi bé nhút nhát không dám thả tay vịn để tập đi, bạn nên cho bé một món đồ chơi nhỏ và an toàn để bé cầm khi bé tập đứng hoặc cầm tay bạn. Món đồ chơi đó sẽ khiến bé không chú ý tối việc tập đứng, tập đi của mình, giúp bé không quá căng thẳng sợ ngã, có thể bé sẽ đứng hoặc đi tốt hơn. Hoặc bạn có thể đặt món đồ chơi mà bé yêu thích ở một khoảng cách vừa phải để bé có thể với được nếu bước một bước. Sau đó tăng dần khoảng cách này. Bạn cũng nên mua cho bé một chiếc xe đẩy tập đi an toàn và chắc chắn để bé bớt sợ khi tự đi một mình.
- Bạn không nên sử dụng loại xe tập đi có khung tròn, 3 bánh xung quanh và đặt trẻ ngồi vào trong, bởi vì loại xe này không những có thể gây nguy hiểm cho bé mà còn khiến bé không tự đứng một cách độc lập.
Bé chậm biết nói là khi bé 2 tuổi mà chưa biết nói thành từ. Lúc này, cần cho bé đi kiểm tra thính lực và cơ quan phát âm xem bé có vấn đề gì không? Nếu hai cơ quan này bình thường và nếu bé có kèm theo chậm phát triển nhận thức, bạn cần đặt câu hỏi về môi trường sống của bé: Bé có được giao tiếp nhiều với mọi người, đặc biệt là trẻ con bằng hoặc lớn tuổi hơn bé hay không? ở nhà bạn có hay nói chuyện với bé không? Bé có xem vô tuyến quá nhiều không? Bé có dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không?... Nếu bạn cảm thấy quá nhiều băn khoăn lo lắng không giải quyết được thì nên tìm đến những chuyên gia về tâm lý trẻ em.
Phụ huynh có thể tham khảo thêm các thông số khác dành cho trẻ chậm phát triển ngay tại đây!
Bài viết liên quan
Trẻ chậm phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nếu được chăm sóc kỹ con vẫn có thể phát triển khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khát