Image

26/02/2019

Mẹ và bé

Quá trình phát triển của thai nhi ở ba tháng đầu thai kì

Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng luôn tò mò muốn biết sinh linh bé bỏng của mình đang lớn lên từng ngày như thế nào trong cơ thể mình. Vì vậy quá trình phát triển của thai nhi vào ba tháng đầu thai kì luôn được mẹ quan tâm nhất, vì đây là giai đoạn đứa con của mình bắt đầu hình thành.

Qúa trình phát triển của thai nhi

Tháng thứ nhất

Qúa trình phát triển của thai nhi vào tháng thứ nhất

+ Bé con:

- Xuất hiện những chi nhỏ xíu, những chi này sẽ phát triển thành tay và chân.

- Tim và phổi bắt đầu hình thành. Vào ngày thứ 22, tim bắt đầu đập.

- Ống thần kinh bắt đầu hình thành, cái này trở thành não và khối dây thần kinh nằm trong xương sống (spinal cord).

- Cuối tháng thứ nhất, thai nhi dài khoảng 0,63cm.

+ Cơ thể mẹ:

- Cơ thể mẹ đang tạo ra nhiều hormone cần thiết cho con bạn tăng trưởng.

- Ngực mẹ lớn hơn một chút, đau và có thể ngứa.

- Mẹ bầu có thể bị bệnh ốm nghén (nôn ọe vào buổi sáng). Hãy thử ăn bánh quy giòn (crackers).

- Mẹ có thể thèm vài món ăn nào đó hoặc ghét những món mà bạn thường thích.

+ Cách chăm sóc:

- Hãy đến gặp chuyên viên để kiểm tra toàn bộ việc chăm sóc sức khỏe của bạn và thai nhi nếu bạn nghĩ rằng đã mang thai.

- Hãy uống đa vitamin với ít nhât 400mcg (micrograms) folic acid mỗi ngày để giúp giảm nguy cơ việc sinh trẻ khiếm khuyết về não bộ và khối dây thần kinh nằm trong xương sống.

- Hãy tham khảo ý kiến của chuyên viên trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào (theo đơn thuốc, thuốc bán tự do ngoài tiệm hoặc sản phẩm thuốc làm từ thảo mộc).

- Ngưng hút thuốc, uống bia rượu và uống những loại thuốc đường phố.

Tháng thứ hai

Qúa trình phát triển của thai nhi vào tháng thứ 2

+ Bé con:

- Tất cả những bộ phận và hệ thống của cơ thể đã hình thành nhưng chưa phát triển hoàn toàn.

- Nhau thai đang hoạt động và có thể nhìn thấy được. Nhau thai nhận những chất dinh dưỡng từ cơ thể bạn và gởi đi những chất thải do bé tạo ra.

- Mắt, đầu gối, cổ tay hình thành. Mi mắt hình thành và phát triển nhưng vẫn khép kín.

- Những ngón tay và chân được phát triển.

- Vào cuối tháng thứ hai, quá trình phát triển của thai nhi đã dài khoảng 2,5cm và trọng lượng dưới 9,5g.

+ Cơ thể mẹ:

- Ngực bạn vẫn đau và đang nở rộng hơn, hai núm vú và vùng quanh núm ví bắt đầu sậm màu.

- Bạn sẽ thường đi tiểu hơn vì dạ con đang lớn lên, ép vào bàng quang của bạn.

- Sự ốm nghén có thể tiếp tục diễn ra.

- Bạn có thể cảm thấy mệt và cần nghỉ ngơi nhiều hơn vì cơ thể bạn đang mang thai.

- Tổng lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên.

+ Cách chăm sóc:

- Hãy gặp chuyên viên để kiểm tra toàn bộ việc bảo dưỡng trước khi sinh.

- Bạn cần ăn đa dạng thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Những thực phẩm này nằm trong 5 nhóm chính: ngũ cốc, trái cây, rau củ, sản phẩm làm từ bơ sữa, thịt và những thực phẩm chứa chất đạm.

- Chuyên viên có khả năng sẽ chỉ định bạn dùng những loại vitamin trước khi sinh (prenatal vitamins). Những loại này phải chứa ít nhất 400 mcg folic acid.

- Bạn cần uống ít nhất 6 đến 8 ly nước, nước ép hoặc sữa/ngày.

Tháng thứ ba

+ Bé con:

- Các ngón tay và chân có móng mềm.

- Miệng có 20 "chồi" sẽ trở thành răng của bé.

- Lông mịn bắt đầu hình thành trên da của bé.

Qúa trình phát triển của thai nhi ở tháng thứ ba

- Bạn có thể nghe nhịp đập của tim con bạn lần đầu tiên (10 đến 12 tuần) khi sử dụng một dụng cụ đặc biệt gọi là "doptone".

- Trong phần còn lại về quá trình phát triển của thai nhi theo từng tháng, tất cả bộ phận trong cơ thể bé sẽ hoàn thiện và bé sẽ tăng cân.

- Cuối tháng này, con bạn dài khoảng 6,3 cm đến 7,6 cm, trọng lượng khoảng 28g.

+ Cơ thể mẹ:

- Có thể bạn vẫn cảm thấy mệt và nôn ọe vào buổi sáng.

- Bạn có thể bị nhức đầu, chóng mặt hay mê sảng. Nếu những triệu chứng này dai dẳng hoặc dữ dội, hãy báo cho chuyên viên chăm sóc y tế của bạn biết.

- Bạn có thể cảm thấy quần áo bắt đầu chặt khít quanh vùng eo và ngực. Hãy thử mặc áo len chui đầu, váy hoặc quần lót chẽn có thắt lưng co giãn.

+ Cách chăm sóc:

- Hãy gặp chuyên viên chăm sóc y tế để kiểm tra toàn bộ.

- Bạn cần tăng lên đôi chút hầu hết những loại vitamin và khoáng chất để nuôi con bạn. Một chế độ ăn có lợi cho sức khỏe sẽ giúp thỏa mãn nhu cầu này.

- Lúc này, bạn có thể tăn cần khoảng 0,9 đến 1,8kg. Một người đàn bà có trọng lượng bình thường, khi bắt đầu mang thai cần tăng 11kg đến 16kg. Hãy hỏi chuyên viên chăm sóc y tế để biết bạn cần tăng cân khoảng bao nhiêu.

- Việc tập thể dụ có thể hữu ích. Đi bộ là một chọn lựa tốt. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên viên chăm sóc y tế trước khi bạn bắt đầu một chương trình tập thể dục.

- Nếu chuyên viên đề nghị bạn xét nghiệm trước khi sinh (dùng phương pháp "CVS" - (Chorionic villus sampling)), thì lúc này bạn xét nghiệm được rồi.

Sẽ không muộn ngay từ khi giai đoạn đầu này, là lúc mẹ tập thói quen uống sữa bầu. Hãy chọn một loại sữa bầu giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và để quá trình phát triển của thai nhi được toàn diện.

Một gợi ý cho mẹ chính là sữa bầu Optimum Mama Gold của Vinamilk với hương vị Vani thơm ngon, thay thế bữa ăn phụ, bổ sung DHA, Canxi, Sắt cùng vitamin và khoáng chất thiết yếu, bổ sung cho chế độ ăn thiếu đạm và vi chất dinh dưỡng, giúp duy trì sức khoẻ của bà mẹ trước và sau khi sinh.

Bài viết liên quan

Quá trình phát triển của thai nhi ở ba tháng đầu thai kì

Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng luôn tò mò muốn biết sinh linh bé bỏng của mình đang lớn lên từng ngày như thế nào trong cơ thể mình