Image

26/02/2019

Mẹ Nuôi Bé

Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất và những loai thực phẩm nên tránh cho con sử dụng

Trẻ sinh uống sữa gì tốt nhất là câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra, song song đó, trong giai đoạn sơ sinh, ba mẹ không nên cho bé sử dụng những thực phẩm nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua những thông tin bên dưới. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Thực đơn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đối với trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng chính của con là sữa. Tùy theo nhu cầu của trẻ và điều kiện của gia đình mà mẹ có thể dùng sữa ngoài cho con. Hiện nay, để bảo đảm an toàn cho bé, và nhằm tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi "trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất nếu mẹ không đủ sữa cho bé?", các thương hiệu lớn như Vinamilk đã nghiên cứu các dòng sản phẩm dành cho con như một câu trả lời thiết thực nhất cho các gia đình có con nhỏ. 

Đối với các bé trong giai đoạn ăn dặm, bữa ăn hàng ngày của trẻ có thể cấu thành từ nhiều loại thực phẩm nhưng dạ dày trẻ còn nhỏ, không thể ăn nhiều như người lớn, trong khi đó nhu cầu năng lượng lại tương đối nhiều, khi đó, hãy căn cứ vào đặc điểm và nhu cầu riêng của trẻ mà sắp xếp thực đơn, đặc biệt là các bữa ăn trong ngày để bảo đảm trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng, thoả mãn nhu cầu sinh trưởng, phát triển.

Bữa ăn trong ngày của trẻ cần chú ý đa dạng các loại thực phẩm, thức ăn nấu mềm, kĩ, nhừ, vụn; mỗi ngày có thể ăn 5-6 bữa, tức là ăn sáng, trưa, tối, thêm hai bữa điểm tâm vào gần trưa và chiều. Nên bắt đầu bồi dưỡng thói quen tốt cho trẻ về quy luật và thời gian cho ăn.

2. Ban đêm không cho trẻ sơ sinh bú nhiều lần

Đối với trẻ từ 2-3 tháng tuổi trở lên, các gia đình nên dần dần cho trẻ ăn nhiều vào ban ngày và kéo dài khoảng cách giữa hai lần bú vào ban đêm. Tạo kích thích để trẻ vui đùa nhiều vào ban ngày, bảo đảm trẻ sớm hình thành đồng hồ sinh học ngày đêm hợp lí: Ban ngày chơi, tiếp nhận các kích thích từ thế giới bên ngoài, buổi tối ngủ. Nếu ban đêm cho bú nhiều lần, không chú ý đến sự hình thành quy luật ngày đêm ở trẻ, thì khi được 4-5 tháng tuổi hoặc lớn hơn nữa, ban đêm trẻ vẫn sẽ đòi bú, thậm chí không được bú thì không chịu ngủ. Khi dó, việc đòi bú đêm đã trở thành một phản xạ có điều kiện, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường ở trẻ. Hơn nữa, cho trẻ bú nhiều vào ban đêm thì nguy cơ phát sinh bệnh sâu răng ở trẻ sẽ tăng cao. Trẻ từ bốn tháng tuổi trở lên nên ngừng việc cho bú lúc nửa đêm.

Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất cho sức khỏe?

3. Bổ sung cà rốt trong bữa ăn dặm cho trẻ

Cà rốt có giá trị dinh dưỡng phong phú lại rẻ tiền, hàm lượng carotene cao, dễ được hấp thụ vào cơ thể, khó bị phá hủy, không bị biến chất khi ở trong môi trường nhiệt độ cao. Beta-Carotene sau khi đi vào cơ thể có thể chuyển hoá thành vitamin A. Thiếu vitamin A có thể dẫn tới chứng khô da, dày sừng nang lông. Vitamin A có thể duy trì chức năng thị lực. Khi thiếu Vitamin A, trẻ sẽ mắc bệnh quáng gà, tức là khi trời sẩm tối, trẻ không thể nhìn rõ mọi vật, đồng thời có thể dẫn tới bệnh khô mắt. Ngoài ra, cà rốt còn chứa nhiều protein, carbohydrate, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin C, nhiều acid amin và hơn chục loại dung môi, rất quan trọng cho cơ thể con người. Vì thế, cà rốt được gọi là món ngon quý giá cho bé yêu.

Xem thêm: Sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 1 tuổi: https://goo.gl/jgRrNK

4. Các loại thực phẩm không nên dùng cho trẻ nhỏ

- Canh xương:

Quan niệm dân gian cho rằng, trong canh xương có rất nhiều can-xi, trẻ nhỏ ăn nhiều canh xương sẽ bổ sung được nhiều can-xi. Kì thực ý kiến này không đúng hoàn toàn. Xương động vật có rất nhiều can-xi, chiếm hơn 90%, nhưng can-xi trong xương đã kết hợp với các chất khác để hình thành nên một loại muối can-xi rắn chắc khó phân giải trong nước, cho dù ninh xương lâu thì lượng can-xi trong canh cũng không nhiều. Vì thế canh xương không thể đạt tới mục đích bổ sung can-xi được. Trên thực tế, trong canh xương chủ yếu là chất béo trong tuỷ, hơn nữa hiện nay cỏ nhiều thông tin cho rằng, trong tuỷ xương có các kim loại nặng như chì, nhôm, vì vậy chỉ ăn canh xương là rất bất lợi cho sức khoẻ của trẻ.

- Bột ngũ cốc:

Bột ngũ cốc là thức uống nhanh có chứa sữa với thành phần chủ yếu là sữa bột, sữa đặc, bột trứng và lúa mạch, có thể thêm bột cacao và chút kem, vitamin... qua công nghệ hút chân không và sấy khô mà thành. Cho dù sữa lúa mạch chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng không nên cho trẻ ăn vì những lí do sau đây:

Trong bột ngũ cốc có ít protein, hơn nữa lại có tới 1/3 là sữa bột, trong đó 1/4 là protein thực vật có giá trị đạm thấp hơn protein động vật. Mà protein là nguyên liệu quan trọng nhất cho sự sinh trưởng phát triển ở trẻ, nếu cung cấp không đủ sẽ khiến trẻ chậm lớn, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực.

Tỉ lệ ba loại chất dinh dưỡng là protein, lipid và đường trong bột ngũ cốc không phù hợp với nhu cầu ở trẻ. Ví dụ như, trẻ một tuần tuổi thì tỉ lệ ba chất đó là 1:0,83:3,35; trong khi tỉ lệ đó trong sữa bò là 1:2,2:1,4; ở bột ngũ cốc là 1:2,9:9.

Ba mẹ nên cân nhắc các loại thực phẩm khi cho trẻ sử dụng

Do đó có thể thấy hàm lượng lipid và đường trong sữa lúa mạch quá cao, bất lợi cho việc hấp thụ tiêu hoá ở trẻ.

Bột cacao trong bột ngũ cốc có tác dụng kích thích nhất định với vỏ não ở trẻ, khiến trẻ hưng phấn hơn bình thường, thời gian ngủ giảm đi, không tốt cho sức khoẻ của bé.

- Trẻ dưới ba tháng tuổi không nên cho ăn các thực phẩm có tinh bột:

Tinh bột bao gồm ngũ cốc, ngô, khoai tây... chủ yếu dựa vào enzym tiêu hoá như enzyme amylase trong nước bọt và trypsin trong thập nhị chỉ tràng (phần tá tràng của ruột non) để tiêu hoá.

Do trẻ mới sinh nên tuyến nước bọt chưa hoàn thiện, lượng nước bọt tiết ra ít, enzym tiêu hoá trong nước bọt ít nhất cũng phải đến sáu tháng tuổi mới bắt đầu phong phú; lượng amylase càng thấp, từ 3-4 tháng tuổi mới đạt bằng 1/3 của người lớn; hơn nữa trẻ trong vòng bốn tuần tuổi sau khi sinh, lượng trypsin trong thập nhị chỉ tràng rất thấp, gần như không đáng kể, hoạt tính của trypsin ở trẻ dưới sáu tháng tuổi vẫn còn khá thấp, sau đó mới dần dần tăng cao, sau một tuổi mới gần được như người lớn. Do trẻ dưới ba tháng tuổi thiếu hoặc có rất ít enzym tiêu hoá các loại thức ăn có tinh bột, vì vậy, không nên cho trẻ ăn những loại ngũ cốc giàu tinh bột.

- Sữa tươi:

Có những trẻ khi uống sữa bò xuất hiện tình trạng dị ứng, thường gặp nhiều ở bé trai, biểu hiện là viêm mũi, mẩn ngứa, viêm phế quản co thắt, nổi mề day; trẻ dưới ba tháng tuổi có thể xuất hiện bệnh tiêu chảy dai dẳng, bệnh kéo dài quá hai tuần, tiêu chảy ra máu và chất nhầy, hấp thụ chất béo kém, cùng với chứng thiếu máu và phù thũng; nghiêm trọng hơn là mặt xanh xao, khó thở, chân tay tê buốt, da trắng bệch, tụt huyết áp...

Nguyên nhân là do trẻ bị dị ứng với protein trong sữa bò. Bình thường, protein trong sữa bò được hấp thụ sau khi phân giải tiêu hoá, đã loại trừ những protein động vật dị tính. Những trẻ mắc một số ít bệnh dị ứng luôn sản sinh một loại phản ứng loại trừ protein dị tính, đó là hiện tượng dị ứng, dạ dày vì vậy mà bị phù phũng, nhu động ruột tăng nhanh, tạo nên chứng đau bụng, đầy hơi dạ dày. Đối với những trẻ dị ứng với sữa bò, có thể cho ăn sữa thay thế không có chứa sữa bò, sữa miếng, bột ngũ cốc. Nói chung, sự dị ứng với sữa bò này có thể mất đi khi trẻ lớn lên, từ 2 tuổi trở đi sẽ dần giảm thiểu.

- Mật ong:

Mật ong là một loại thực phẩm thiên nhiên có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú, thành phần chủ yếu là fructose, glucose, nước, khoáng chất và vitamin phong phú, enzym amylase, oxydase; không chứa monosasccarit nên không sản sinh chứng nhiễm toan, có thể bổ sung chất sắt còn thiếu trong sữa mẹ và sữa bò, khiến lượng huyết cầu tố tăng cao, thúc đẩy ăn uống, tăng nhu động đường tiêu hoá, có tác dụng nhất định trong đề phòng và điều trị táo bón.

Ngoài ra, trong mật ong còn chứa các chất kháng sinh, đặc biệt là ong mật trong quá trình gây mật có thể tiết ra một loại enzym peroxydase có tác dụng sát khuẩn, khiến các vi khuẩn rất khó tồn tại trong mật ong. Thêm nữa, mật ong là thực phẩm có tính acid yếu, nồng độ đường rất cao, vi khuẩn ít có cơ hội sinh trưởng.

Tuy mật ong có nhiều lợi ích nhưng nếu cho rằng mật ong cũng tốt cho trẻ nhỏ thì đó là một điều sai lầm. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, do hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện một cách đầy đủ, cho nên mật ong có thể gây ngộ độc botulism - độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra, nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong.

Trong mật ong có chứa các bào tử vi khuẩn gây ngộ độc, khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ sẽ phát triển và sản xuất thành độc tố toxin, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc hoặc có thể là những bệnh lí trầm trọng. Với người lớn hoặc trẻ lớn hơn lại khác, sức đề kháng của cơ thể cao nên ít khi bị nặng. Trẻ sơ sinh bị ngộ độc do mật ong có thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe trong những năm đầu đời. Vì vậy, không nên dùng mật ong cho trẻ còn quá nhỏ (dưới 12 tháng tuổi).

Với những thông tin vô cùng giá trị như trên, chắc hẳn ba mẹ đã có cho riêng mình những kinh nghiệm quý giá về cách chăm sóc trẻ cũng như những loại thực phẩm và sữa nên - không nên sử dụng rồi phải không nào?. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm những mẹo nuôi bé hay cũng như các tin tức về sữa khác theo đường dẫn này nhé: https://goo.gl/29hSRZ

Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm bài viết: "trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất và những loai thực phẩm nên tránh cho con sử dụng"

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất và những loai thực phẩm nên tránh cho con sử dụng

Trẻ sinh uống sữa gì tốt nhất là câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra, song song đó, trong giai đoạn sơ sinh, ba mẹ không nên cho bé sử dụng những thực phẩm nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua những thông tin bên dưới