Image

26/02/2019

Mẹ Nuôi Bé

Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt và cách chăm sóc mẹ bầu sau sinh

Trẻ sơ sinh cần nguồn dinh dưỡng từ sữa, nhưng trẻ sơ sinh uống sữa nào tốt cho sức khỏe và tránh được các bệnh tật? Và sau khi sinh thì những chuyển biến trên cơ thể người mẹ phải xử lý như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay bên dưới. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt trong giai đoạn đầu?

Ngày nay, trên cả thế giới đều đề xướng việc nuôi con bằng sữa mẹ vì những lợi ích vàng của nó mang lại. Vì thế sữa mẹ sẽ giúp phụ huynh giải đáp câu hỏi "trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt trong giai đoạn đầu?".

Đối với bé:

- Sữa mẹ là thực phẩm dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Trong sữa mẹ có chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của bé, bao gồm đường, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.

- Bảo vệ bé không bị ốm. Trong sữa mẹ, đặc biệt là trong sữa non có chứa nhiều kháng thế IgG có thể khiến cơ thể có được chức năng miễn dịch bẩm sinh đối với các bệnh truyền nhiễm, đồng thời trong sữa mẹ cũng có chứa nhiều IgA có thể bảo vệ dạ dày, đường ruột của bé không bị các tế bào xâm hại.

- Tỉ lệ thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ phù hợp với bé, dễ tiêu hóa và hấp thụ, ví dụ như protein sữa.

- Nhiệt độ sữa mẹ tương đương với cơ thể người, thích hợp cho bé bú.

- Bằng việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể tăng cường tình cảm giữa mẹ và con, tốt cho sự phát triển thần kinh của bé.

- Khi nuôi con bằng sữa, quan sát bé kỹ hơn thì có thể phát hiện ra sớm một số bệnh của bé.

Đối với người mẹ:

- Cho bé bú sữa mẹ ngay sau khi vừa sinh có thể thúc đẩy tử cung co lại, từ đó có thể giảm việc xuất huyết sau khi sinh.

- Khi nuôi con bằng sữa mẹ, thông qua việc bé bú sữa mẹ có thể khiến đồi não dưới và thùy não bị kích thích có tính phản xạ, tiết ra chất kích đẻ, khiến thúc đẩy tử cung hồi phục, giảm lượng sản dịch.

- Khi nuôi con bằng sữa mẹ, việc kích thích đầu ti người mẹ sẽ khiến thùy nào tiết ra chất kích thích tiết sữa, tốt cho việc tiết sữa

- Nuôi con bằng sữa mẹ có thể khống chế việc rụng trứng, làm chậm kỳ kinh, tốt cho việc hồi phục sức khỏe và kế hoạch sinh đẻ của người mẹ.

- Việc mất kinh trong thời gian cho con bú có thể có tác dụng điều trị đối với chứng lạc nội mạc tử cung và giảm bớt khả năng bị ung thư tuyến sữa và ung thư nội mạc tử cung.

- Nuôi con bằng sữa khiến cho người mẹ được an ủi, hài lòng và tốt cho hồi phục sức khỏe.

- Đối với gia đình: sữa mẹ vô trùng, kinh tế, vệ sinh và có thể tiết kiệm được chi phí.

2. Năm nguyên tắc dùng thuốc khi đang trong thời kỳ cho con bú

- Nguyên tắc thứ nhất: Không được tự ý uống thuốc.

Tất cả các loại thuốc đều có hai mặt, mặt lợi là điều trị bệnh và mặt hại là có thể có một số tác dụng phụ, vì thế người mẹ đang cho con bú, tốt nhất nên thận trọng khi dùng thuốc. Cách tốt nhất là khi cần dùng thuốc, nên hỏi ý kiến của bác sĩ sản khoa trước chứ không nên tự tiện dùng. Thuốc mà có thể dùng hoặc không thì tốt nhất không nên dùng.

- Nguyên tắc thứ hai: Chọn lựa loại thuốc chính xác, không được tùy tiện bỏ cho bú sữa dở chừng.

Ngoài một số thuốc cấm dùng khi đang trong thời gian cho con bú, thì có rất nhiều loại thuốc có thể dùng được, tuy nhiên loại thuốc nào cũng có thể đi vào sữa dù ít hay nhiều. Vì vậy, ngoài việc lựa chọn thuốc hiệu quả, thời gian dùng ngắn, tác dụng phụ ít và liều dùng phù hợp, thì nên cố gắng lựa chọn loại thuốc không phân tán hoặc phân tán ít vào sữa.

- Nguyên tắc thứ ba: điều chỉnh thời gian uống thuốc và bú sữa.

Để giảm bớt lượng thuốc bẻ hút vào, người mẹ nên điều chỉnh thời gian uống thuốc và thời gian cho bé bú, có thể là sau khi cho bé bú thì uống thuốc, đồng thời cố gắng kéo dài thời gian đến lần bú tiếp theo, ít nhất là cách 4 tiếng để cho thuốc được chuyển hóa trong cơ thể mẹ và đào thải ra ngoài, khiến cho nồng độ thuốc trong sữa ít nhất. Khi người mẹ cần dùng thuốc trong thời gian dài, thì nên kiểm tra nồng độ thuốc trong máu của em bé, khi vượt quá nồng độ có thể chịu đựng của em bé thì nên nhanh chóng ngừng cho bú.

Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt để phát triển khỏe mạnh

- Nguyên tắc thứ tư: không được dùng thuốc đông y.

Những người mới làm mẹ thường thiếu khí huyết, khí huyết không lưu thông, có một số thuốc đông y có tác dụng bổ âm dưỡng huyết, lưu thông khí huyết, có thể tăng cường thể chất khiến tử cung hồi phục nhanh và phòng tránh nhiễm trùng đường sinh sản sau khi sinh. Tuy nhiên có một số thuốc có thể đi vào sữa hoặc đẩy sữa về. Vì vậy, không nên uống thuốc đông y bừa bãi.

- Nguyên tắc thứ năm: Quan sát kỹ phản ứng của em bé.

Khi người mẹ uống thuốc thì cần quan sát kỹ phản ứng của em bé, đặc biệt là khi dùng những loại thuốc được cảnh báo cần thận trọng, để có thể phát hiện sớm những phản ứng không tốt với thuốc, khi đó nên dừng dùng thuốc ngay hoặc đổi dùng sang loại thuốc khác. Ví dụ khi dùng penixilin thì nên để ý xem bé có bị nổi mụn hay không; khi dùng clindamycin thì quan sát xem bé có bị tiêu chảy hay không.

Xem thêm Sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 1 tuổihttps://goo.gl/jgRrNK

3. Làm thế nào để biết sữa mẹ không đủ?

Khi người phụ nữ vừa sinh xong sẽ luôn có cảm giác hứng thú và tự hào, nhưng đồng thời lại có ý thức trách nhiệm đối với việc nuôi con. Đa số các bà mẹ đều muốn nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng có một số người mẹ lo lắng rằng sữa của mình không đủ, vì thế thường cho bé dùng thêm các sản phẩm thay thế như sữa bò, trong đó đa số là dư thừa, chỉ có một số ít là lượng sữa không đủ. Vì vậy, khi nuôi con bằng sữa, ước tính chính xác lượng sữa là rất quan trọng, để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Có thể căn cứ vào các điều sau để đánh giá lượng sữa mẹ:

- Trước khi cho bú người mẹ không có cảm giác bầu sữa căng lên, trước và sau khi cho bú bầu sữa không có thay đổi nhiều.

- Thời gian bẻ bú sữa khá dài và phải dùng sức để mút sữa, lại không nghe thấy tiếng nuốt liên tục.

- Sau khi bú xong, bé vẫn kêu khóc, hoặc không lâu sau lại kêu khóc; hoặc sau khi bú xong, thời gian em bé ngủ rất ngắn, ít hơn 1 tiếng.

- Lượng tiểu tiện, đại tiện ít, số lần cũng ít.

- Trẻ tăng cân chậm.

Nếu có điều kiện thì có thể cân em bé trước và sau khi bú để biết được lượng sữa.

Trẻ khỏe mạnh là nhờ sự chăm sóc kĩ từ phía gia đình

4. Xử lý tình trạng đau đầu vú khi cho trẻ bú

- Sau khi sinh nên cho con bú sớm: thường tốt nhất là sau khi sinh 30 phút, để bé và mẹ có sự tiếp xúc da, đồng thời cho bé mút đầu vú. Bú sớm không chỉ có lợi cho sự lưu thông ống tuyến sữa, tiết sữa sớm và tiết sữa nhiều, mà còn có lợi cho sức khỏe bầu sữa và thu gọn tử cung.

- Hàng ngày, người mẹ nên dùng nước xà phòng và nước ấm để lau rửa đầu vú, tăng cường khả năng đàn hồi của da đầu vú. Trước khi thông sữa thì nên dùng tăm bông tẩm dầu thực vật bôi lên đầu vú, làm sạch vết bẩn trên đó, sau đó dùng nước nóng và khăn bông mềm lau sạch đầu vú. Sau đó mỗi lần trước khi cho bé bú đều phải làm sạch đầu vú và quầng vú bằng nước sạch, lau khô, để đảm bảo lưu thông cho ống dẫn sữa.

- Nếu bị nứt đầu vú, thì cần cho núm vú cao su lên đầu vú, và để cho bé bú sữa qua núm vú cao su, tay đặt ở giữa xương sườn và bầu sữa, nhẹ nhàng đẩy bầu sữa lên trên để bé có thể ngậm được phần lớn quầng vú, đồng thời tránh cho vết thương đầu vú bị đau, bé sẽ thích ứng với cảm giác bú sữa và mùi vị của núm vú cao su.

- Mát xa bầu sữa là cách hiệu quả để giảm đau. Mỗi ngày trước khi cho bú, lấy khăn ẩm đắp lên bầu sữa, dùng lòng bàn tay ấn vào đầu vú và quầng vú, sau đó nhẹ nhàng mát xa xung quanh thuận theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược theo chiều kim đồng hồ khoảng 15-20 phút. Việc mát xa bầu sữa có thể được làm từ trước đó, khi mang thai quá 32 tuần và không thuộc nhóm có nguy cơ đẻ non cao thì có thể bắt đầu thực hiện mát-xa bầu sữa, như thế vừa có thể giảm được sự căng cứng của bầu sữa, vừa có thể kích thích sữa chảy ra.

- Thử rút ngắn khoảng cách mỗi lần cho bú: ví dụ hàng ngày cứ cách 2-3 tiếng lại cho bú một lần, mỗi bên cho bú từ 5-15 phút. Khi cho bú nên ưu tiên cho bên đầu vú không bị đau, đồng thời hạn chế thời gian cho bú bên có đầu vú bị đau.

- Khi cho bú, để cả người bé nằm sát người mẹ và mặt hướng về mẹ, miệng và cằm sát bầu sữa. Khi miệng bé mở rộng hết cỡ, thì đưa đầu vú trực tiếp đặt lên lưỡi bé, sao cho miệng bé ngậm hết đầu vú và quầng vú.

- Sau khi kết thúc việc cho bú, thì người mẹ cần đợi cho bé tự nhả đầu vú ra thì mới đẩy đầu vú ra.

5. Sữa không đủ thì làm thế nào?

Khi bị thiếu sữa mẹ nên thử qua các phương pháp sau:

- Hút sạch bầu sữa để tạo quá trình bú sữa tốt hơn và nhanh hơn.

- Ngủ đủ và nghỉ ngơi đủ để tiết sữa

- Mẹ cần ăn uống điều độ

- Ăn các món canh hầm thuốc bắc lợi sữa

- Châm cứu huyệt vị

Nếu đã thử qua tất cả các điều trên mà vẫn không có sữa thì nên chuyển qua bổ sung thêm sữa ngoài cho con. Một số thương hiệu nổi tiếng cho bé như: Nutifood, Vinamilk, Nestle, v.v...

Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm bài viết "Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt và cách chăm sóc mẹ bầu sau sinh"

Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm cách chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngay tại đây nhé!

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt và cách chăm sóc mẹ bầu sau sinh

Trẻ sơ sinh cần nguồn dinh dưỡng từ sữa, nhưng trẻ sơ sinh uống sữa nào tốt cho sức khỏe và tránh được các bệnh tật? Và sau khi sinh thì những chuyển biến trên cơ thể người mẹ phải xử lý như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay bên dưới