11/08/2019
Giáo Dục
Trường mẫu giáo quốc tế tại tphcm làm rõ vấn đề phạt trẻ sai cách
Trẻ con thường nghịch phá và khiến ba mẹ phải đưa ra những hình phạt để dạy dỗ con. Nhưng liệu những hình thức phạt này có thật sự đúng và có giúp con cải thiện hay không? Dưới đây là một số ví dụ và những quan điểm được góp nhặt từ các giáo viên mầm non tại một số trường mẫu giáo quốc tế tại tphcm.
Phụ huynh hãy cùng tìm hiểu nội dung ngay dưới đây nhé!
1. Những ví dụ về hình phạt dành cho trẻ mầm non
Ba mẹ hãy luôn chắc chắn rằng mình đã suy nghĩ kỹ trước khi nói vì có thể ba mẹ đang trừng phạt trẻ sai cách. Đừng dọa bỏ trẻ lại nhà một mình trừ phi mẹ định như thế (và việc đó an toàn). Đừng bỏ một đứa trẻ sáu tuổi vào phòng ngủ của nó và rồi bỏ đi, hy vọng những đứa lớn sẽ lấy đó làm gương. Tắt ti-vi một tuần có thể tra tấn ba mẹ hơn cả bọn trẻ, nếu lịch trình của ba mẹ quá bận rộn để giúp chúng tìm ra cái gì đó mới mẻ để ngồi yên.
Có một người mẹ đã từng tâm sự với các giáo viên các trường mẫu giáo quốc tế tại tphcm rằng: cậu con trai ở độ tuổi mầm non của cô đã dùng chiếc kéo cắt vải để cắt dây điện. Hình phạt hợp lý cho cậu bé là phải trả tiền để mài lại chiếc kéo. Cậu bé có tiền tiết kiệm và có một chiếc ô tô đồ chơi vì thế có thể giải quyết được vấn đề đó. Nhưng rõ ràng trong trường hợp này hình phạt cho một cậu bé 9 tuổi đã áp dụng sai, đáng lẽ sẽ phải khác đi.
Một lần khác khi cô đang cố gắng dạy con thói quen tắt đèn khi ra khỏi phòng. Mỗi khi cô thấy một phòng còn sáng đèn và không có ai ở trong, cô liền tháo một trong số các bóng đèn trong phòng cho tới khi bọn trẻ tắt điện mỗi khi ra khỏi phòng. Chúng mất quyền ưu tiên ánh sáng trong một đêm. Lần đầu tiên một bóng đèn hay là một cái đài còn đang mở, người mẹ này liền rút phích cắm ra. Nỗ lực để cắm lại bóng đèn hay đài là một lời nhắc nhở bọn trẻ. Lần phạm lỗi thứ nhất có nghĩa là đồ vật đó sẽ không còn ở trong phòng đó một ngày, lần thứ hai, nghĩa là hai ngày. Sau ba lần, người mẹ buộc đứa trẻ phải trả tiền thay dây hoặc thiết bị cắm điện.
Qua những ví dụ trên, có thể thấy để đưa ra hình phạt hợp lý là rất hiếm. Trong thực tế, nếu chúng ta đánh đổ dầu mỡ ra thảm, chúng ta cần phải giặt sạch thảm. Nếu chúng ta đi lung tung và làm thủng tất, chúng ta phải khâu nó lại hoặc mua tất mới. Nếu chúng ta giặt quần áo không đúng cách thì phải giặt lại. Giám đốc của dàn giao hưởng Pocatello có một hình phạt tăng cường thế này - 50 xu tiền phạt cho việc chậm ra xe - biện pháp làm giảm sự chậm trễ trong các tour lưu diễn của dàn nhạc. Tiền thu được sẽ chi cho bữa tôi cuối cùng trên đường lưu diễn.
2. Liệu những hình phạt có phát huy tác dụng?
Với mỗi gia đình, sẽ có vô số các hình phạt dành cho trẻ khác nhau. Ví dụ như: “Con phải dọn rác trước khi hết ngày (nửa đêm).” Vào lúc 11h55 đêm nếu rác chưa được đổ, ông bố đánh thức con gái dậy để đi đổ rác - một bài học để đời. Một giới hạn thú vị khác là “Con phải ăn hết cái này rồi mới ăn cái tiếp theo.”
Cha mẹ yêu cầu con cái trả công với những công việc phát sinh dịch vụ không cần thiết có thể giảm bớt rất nhiều công việc. Nếu đứa trẻ không hoàn thành một việc vặt nào đó mà việc này lại cần xử lý ngay lập tức thì trẻ phải làm một việc khác thay thế. Khi quần áo sạch bị ném vào trong máy giặt thay vì được mắc lên, bọn trẻ sẽ phải giặt chỗ quần áo ấy bằng tay. Để khiến bọn trẻ hiểu rõ và chắc chắn về hình phạt, hãy dành thời gian để trao đổi với trẻ. Yêu cầu trẻ nhắc lại điều luật bị phá vỡ là một trong những cách hiệu quả nhất. Nó loại bỏ trường hợp trẻ không hiểu và tăng cường trí nhớ cho trẻ trong những lần sau. Điều này cần được tiến hành nhẹ nhàng dựa trên tình hình thực tế và không khiến trẻ “cảm thấy tội lỗi”.
Đôi khi, bạn cũng không cần đến hình phạt mới có thể dạy con, có lúc bé sẽ tự mình học được điều đó. VD: Nếu con bạn để quên sách hay không làm bài tập, liệu bạn có chạy tới trường đưa cho con không? Đôi khi cách tốt nhất là cứ để mọi sự tự nhiên xảy ra ở trường, vì thế trẻ có thể học kỹ năng kiểm tra đồ dùng cẩn thận trước khi tới trường. Trẻ sẽ học được tính cẩn thận, có thời gian để suy nghĩ thông suốt và có trách nhiệm với bản thân.
Chúng ta không muốn trẻ trở nên quá phụ thuộc vào chúng ta đến nỗi trẻ không thể phát triển được tính trách nhiệm, do đó chúng ta cần thể hiện thái độ hiểu biết và hợp lý. Tránh những trường hợp đưa ra hình phạt sai cách sẽ làm trẻ bị tổn thương về mặt tinh thần. Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp đánh đập hay hành hạ con trẻ chỉ vì sự nóng giận nhất thời. Điều này sẽ để lại hệ lụy nghiêm trọng về mặt thể chất lẫn tinh thần của con sau này. Chưa kể khi lớn lên trẻ sẽ có xu hướng bạo lực xã hội hay thậm chí trở thành những ông bố bà mẹ bạo lực như chính cha mẹ của chúng.
Mong rằng những chia sẻ trên sẽ góp phần giúp phụ huynh có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con cái của mình, cũng như đưa ra những hình thức xử phạt hợp lý cho trẻ, giúp trẻ cải thiện và sửa đổi. Ngoài ra, phụ huynh có thể tìm hiểu thêm một số thông tin bổ ích khác cho các bé nhà mình ngay tại đây nhé!
Bài viết liên quan
Trẻ con thường nghịch phá và khiến ba mẹ phải đưa ra những hình phạt để dạy dỗ con